Loading, please wait ...
             DỊCH VỤ TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TIN TỨC SƠ ĐỒ WEB LIÊN HỆ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Customerservice
Overseatransport
Manager
Domestic


THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá thế nào về thông tin trên website này?

Rất đầy đủ và cập nhật
Bình thường
Chưa đầy đủ và thiếu tính cập nhật

 


THỐNG KÊ

Lượt truy cập : 7270423 - Khách online : 3


THỜI TIẾT BIỂN LIÊN QUAN
Thông tin thủy triều
Dự báo thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ

THÔNG TIN NGÀNH LIÊN QUAN
Doanh nghiệp khổ vì cầu yếu, đường cấm

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ
Mục I : GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Mục II : BẢO HIỂM HÀNG HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục III : GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Mục IV : VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG CONTAINER


Phá bỏ độc quyền đường sắt là cấp thiết


22/04/2015 10:08 AM

Độc quyền kinh doanh cả hệ thống đường sắt, nhưng tổng thu mỗi năm của ngành này chỉ vẻn vẹn 400 tỉ đồng. Nghe vừa buồn lại vừa bực.

Đường sắt có sẵn, tàu có sẵn, khách hàng là thị trường 90 triệu dân và biết bao nhiêu tấn hàng hóa xuôi Bắc, ngược Nam của hàng vạn doanh nghiệp. Vậy mà kinh doanh không được. Các tuyến đường sắt huyết mạch của đất nước gần như chỉ hoạt động ở mức cầm chừng, chưa kể một số tuyến dành cho buôn lậu tung hoành. Đường sắt Bắc-Nam không chia sẻ được áp lực cho đường bộ, hàng hóa của doanh nghiệp không thể vận tải được bằng đường sắt vì cơ chế kinh doanh quá lạc hậu, trì trệ, bảo thủ.

Hiệu quả kinh doanh như vậy, tại sao vẫn để tồn tại?

Có nhiều ý kiến đề xuất phải xã hội hóa ngành đường sắt, cho doanh nghiệp tư nhân tham gia khai thác các tuyến đường vận tải. Phá bỏ độc quyền ngành đường sắt để góp phần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông quốc gia.

Ngành giao thông đã cho tư nhân tham gia lập hãng hàng không, cho tư nhân xây dựng cầu đường. Đột phá hơn, ngành giao thông còn muốn “bán” đường cao tốc để có tiền đầu tư xây dựng các đường cao tốc khác, có chủ trương nhượng quyền khai thác các cảng sân bay để chống độc quyền kinh doanh các cảng hàng không. Vậy thì, cớ gì để cho ngành đường sắt độc quyền.

Ngành hàng không chỉ cần cho ra đời một hãng hàng không tư nhân, giá vé hạ ngay lập tức. Lượng khách đi máy bay tăng đột biến. Giá vé máy bay rẻ đến mức hành khách bỏ đường sắt, đi đường không. Hai năm nay, mùa tết là cao điểm, nhưng ga xe lửa vắng hoe, thay vào đó, sân bay đông nghẹt người.

Nếu cho phép tư nhân tham gia, đảm bảo bộ mặt của ngành đường sắt sẽ thay đổi ngay lập tức. Các doanh nghiệp VN sẽ được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt rẻ, nhanh, hiệu quả để tăng sức cạnh tranh. Người dân sẽ được thụ hưởng dịch vụ vận tải đường sắt với những con tàu, nhà ga sạch đẹp và chất lượng cao. Đường bộ sẽ được giảm áp lực, tai nạn giao thông chắc chắn giảm.

Nhưng muốn cho tư nhân tham gia có hiệu quả thì phải có sự hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách phù hợp, thích đáng. Xã hội hóa mà sợ mất độc quyền là không xong.

Theo báo Lao động.



Thông tin khác :

  • 9 lần xăng dầu giảm giá, cước vận tải vẫn đủng đỉnh
  • “Cước vận tải Việt Nam đang cao gấp 3 lần Hàn Quốc”
  • Xây đường cao tốc hơn 1,4 tỷ USD kết nối miền Trung
  • Hàn Quốc - Nga thúc đẩy “con đường sắt tơ lụa”
  • Ðề xuất làm đường Tân Vũ - Lạch Huyện dưới 1.000 tỷ đồng là bất hợp lý
  • Chiều 15-10, Cầu Sài Gòn 2 đã khánh thành
  • Dừng thu phí trạm Hoàng Mai nếu chưa sửa xong đường
  • Canadian National bắt đầu dịch vụ trên các tuyến đường của Kelowna Pacific Railway
  • Khởi công dự án mở rộng QL1 vốn TPCP
  • Đường vận chuyển bauxite: chờ đến 2015

  • Bản quyền © 2008 thuộc về Công ty TNHH TNG
            Trụ sở chính :                                                                                                  Văn phòng Đà Nẵng                                                                                         Văn phòng Hồ Chí Minh
    Số 3 Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng               451-453 Núi Thành,Quận Hải Châu, Thành Phố  Đà Nẵng                G1-P.2.27 Galaxy 9 Building, 09 Nguyễn Khoái, Quận 4, TP HCM 
    Tel : 0225-3796774 / 0225-3796775 - Fax : 0225-3796776                                                                 Tel :  0511-3617257                                                                                      Tel : 028-3825425
            Email: tnghp@vnn.vn  - Website: www.tngcor.com                                                Email: tnghp@vnn.vn - Website: www.tngcor.com                                                       Email: managerhcm@tngcor.com